Giải pháp lắp đặt maý chấm công kết hợp kiểm soát ra vào

Ở thời điểm cuối năm, nhất là giai đoạn gần tết như thế này thì tình trạng trộm cắp gia tăng nhiều, an ninh lỏng lẻo, mọi người dễ mất cảnh giác.  Đây là cơ hội để bọn trộm hoành hành, ở những khu văn phòng công ty, những giấy tờ sổ sách quan trọng mà bị kẻ xấu đánh cắp thì rất là nguy hiểm.

Đối với khu văn phòng, việc chấm công tính lương là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, có thể do đặc thù công việc của từng đơn vị mà yêu cầu kiểm soát được người ra vào trong công ty.

Cấu tạo bộ chấm công kết hợp thiết bị kiểm soát ra vào :

Đầu đọc vân tay lắp đặt bên ngoài khu vực kiểm soát (thông thường là cửa ra vào, có thể là cửa kính, cửa gỗ….)
– Chốt điện. Lắp trên cửa. Nối với thiết bị đầu đọc vân tay để khi bình thường chốt điện sẽ khóa cửa. Khi có sự xác nhận đúng người được phép mở cửa, trong khoảng thời gian được phép mở cửa thì khóa điện tử sẽ mở cửa.
– Phụ kiện để lắp chốt điện vào cửa cần kiểm soát
– Vật tư khác: như dây mạng để kết nối đầu đọc với máy tính, dây điện…..
– Chuông cửa: để khách hoặc người không được phép mở cửa báo cho người bên trong biết sự có mặt của mình
– Nút Exit: dùng để mở cửa từ bên trong. Nút Exit có thể lắp tại mặt trong của cửa ra vào hoặc tại bàn lễ tân.

– Các phần mềm cần thiết ( phần mềm server quản lý và khai thác dữ liệu từ các bộ điều khiển, phần mềm client khai thác ứng dụng như chấm công, phần mềm truy nhập …)

– Sử dụng hệ thống chấm công điện tử tự động hoàn toàn với phần mềm ứng dụng chạy trên cơ sở dữ liệu SQL SERVER.

– Các thiết bị đầu cuối cho phép đưa ra một số tín hiệu rơle hoặc tín hiệu DI/DO nhằm điều khiển các thiết bị phụ trợ khác khi cần thiết như Barie, cửa tự động, camera báo động, báo cháy, cảnh báo đột nhập trái phép….vv

– Thiết bị đầu cuối hoạt động ổn định và dễ sử dụng, hình thức mẫu mã đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn công nghiệp phù hợp với môi trường toà nhà.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tại sao phải sử dụng máy chấm công cho doanh nghiệp ?

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của việc kiểm soát ra vào, hệ thống kiểm soát ra vào có thể lắp thêm các thiết bị sau:

– Đầu đọc vân tay phụ: Lắp ở bên trong cửa, sử dụng khi có yêu cầu từ trong đi ra cũng cần phải có sự cho phép mở cửa bằng vân tay. Trong trường hợp này, Đầu đọc
phụ sẽ thay thế cho nút Exit
– Bộ lưu điện UPS để đảm bảo trong trường hợp mất điện chốt điện vẫn làm việc và khóa cửa. Bởi vì, thông thường chốt điện được chế tạo ở chế độ mở để khi có sự
cố như hỏa hoạn thì cửa sẽ mở để người ở bên trong sẽ thoát ra được.
– Nút khẩn cấp “Emergency” là thiết bị tích hợp với hệ thống báo cháy, khi nút này được kích hoạt thì cửa sẽ mở. Và thông thường nút này đặt phía ngoài cửa ra vào
nên ai cũng có thể kích hoạt được.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:Giải pháp an ninh và lợi ích của kiểm soát ra vào kiêm chấm công

Mô tả hoạt động:

Mỗi một nhân viên được cấp một ID và sẽ phải đăng ký vân tay của mình vào phần mềm hệ thống, sau đó người quản lý sẽ sử dụng phần mềm truyền các dữ liệu vân tay của người đó tới các đầu đọc vân tay đươc kết nối với nhau, ID của mỗi người có lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến nhân viên đó, như họ tên, chức vụ, phòng ban làm việc. Tuỳ vào vị trí, chức vụ, quyền hạn có thể xác định nhân viên đó được phép ra vào những khu vực đã được phân quyền, từ đó cấp quyền truy nhập cho nhân viên đó tại các điểm kiểm soát tương ứng.

Nhân viên muốn ra vào các điểm kiểm soát phải đặt vân tay đã đăng ký vào vị trí nhận vân tay của đầu đọc vân tay, ngoài ra ứng với các điểm kiểm soát có yêu cầu bảo mật cao thì cần nhập thêm thông tin về mã số cá nhân. Nếu hợp lệ, đầu đọc thẻ sẽ phát ra tín hiệu để mở cửa và thông tin về người đó được truyền đến phần mềm tại máy tính trung tâm. Ngược lại, nếu không hợp lệ, cửa sẽ không được mở ra, tín hiệu cảnh báo truy nhập không được phép sẽ gửi từ đầu đọc vân tay về trung tâm điều khiển và cảnh báo đó cũng được truyền về phần mềm.

Ở trung tâm phần mềm điều khiển có thể thông qua hệ thống phần mềm để thực hiện các chức năng đăng ký vân tay, cấp quyền truy nhập, mở cửa, đóng cửa…và quan sát tất cả các sự kiện ra vào trên toàn hệ thống phần cứng.

Xem thêm: Lắp đặt hệ thống kiểm soát ra vào kiêm máy chấm công bằng vân tay an toàn hiệu quả

Giới thiệu dòng máy có thể vừa chấm công vừa kết hợp kiểm soát cửa

Hiện nay một dòng máy được sử dụng phổ biến  nhất là máy chấm công F18. Ronald Jack F18 được xuất xứ Maylaysia, máy là một đầu đọc dấu vân tay sinh trắc học sáng tạo cho các ứng dụng chấm công và kiểm soát truy cập, nó cung cấp hiệu suất làm việc bằng cách sử dụng một thuật toán tiên tiến có độ chính xác và tốc độ xử lý rất tuyệt. Tính năng vân tay trên Ronald Jack F18 dựa trên những thuật toán nhanh nhất sử dụng cảm biến dấu vân tay quang học chất lượng cao và độ bền tốt.

Để kiểm soát ra vào, máy chấm công Ronald Jack F18 được kết hợp với một bộ khóa chốt (đối với cửa kính) hay khóa hút ( với cửa gỗ, nhôm…), một đầu đọc phụ FR1200 và một công tắc điều khiển từ xa để ở vị trí lễ tân tiện dụng khi có khách vãng lai đến, nếu quý khách hàng có nhu cầu thì dùng thêm một bộ lưu điện USP dự phòng có thể lưu được từ 6-8 tiếng khi mất điện. Và cuối cùng hệ thống sẽ được kết nối với một chiếc máy tính có cài phần mềm để có thể kiểm soát thời gian ra vào của nhân viên, thời gian chấm công, đi sớm về muộn…

Trên thị trường Việt Nam ngày nay có rất nhiều các mẫu khóa điện tử của nhiều thương hiệu lớn như: Adel, Samsung, Hune…CPSTECH cung cấp rất nhiều tính năng kiểm soát tùy nhu cầu các bạn có thể chọn: Khóa cửa bằng vân tay, khóa cửa thẻ từ, mật mã, hay kết hợp cả 3. Chỉ với 1 thao tác chấm vân tay, quẹt thẻ hay nhập mật mã là có thể mở được khóa rất sang trọng và tiện lợi.

Hãy ghé ngay với IDmart.com.vn để biết thêm nhiều thông tin chi tiết nhất.

Liên hệ ngay Email: congpv.cps@gmail.com hoặc Điện thoại: 0944.343.868 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Gủi phản hồi cho IDmart

Global site tag (gtag.js) - Google Analytics